Từ ngày 17/7/2023 đến ngày 18/8/2023, Trung tâm Nghiên cứu Y sinh (TTNCYS) – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TĐHYKPNT) tổ chức CME “Xử lý và bảo quản mô ghép”.
Mô ghép đồng loại là một sản phẩm vật liệu sinh học có nguồn gốc từ người hiến tặng. Để sử dụng có hiệu quả các sản phẩm này cần phải qua một qui trình xử lý phức tạp. Chương trình cung cấp một số kiến thức căn bản cũng như các qui tắc chuẩn được các nước tiên tiến sử dụng như một qui trình thường qui để thu nhận, xử lý, bảo quản và cung cấp mô ghép đồng loại ứng dụng trên lâm sàng.
Với mong muốn xây dựng một ngân hàng mô chuẩn mực theo các tiêu chuẩn của hiệp hội ngân hàng mô Hoa Kỳ (AATB), chương trình cung cấp các thông tin cần thiết giúp xây dựng các qui trình tiêu chuẩn cho một ngân hàng mô tiên tiến phù hợp theo qui định tại Việt Nam.
Mục tiêu khóa học:
- Học viên nắm vững các kiến thức kỹ thuật, thao tác thực hành trong nghiên cứu; ứng dụng thu nhận, xử lý, bảo quản và phân phối mô ghép đồng loại;
- Học viên có khả năng thao tác và thực hành tại cơ sở sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
- Trang bị và cập nhật cho học viên những kiến thức, tiến bộ trong nghiên cứu, bảo quản và chế tạo mô ghép đồng loại.
Ban giảng huấn gồm: PGS. TS. BS. Trần Công Toại (Trưởng Khoa Khoa học cơ bản và Y học cơ sở; Trưởng bộ môn Mô phôi – Di truyền; Trưởng TTNCYS – TĐHYKPNT) và các thầy/cô giàu kinh nghiệm từ Bộ môn Mô phôi – Di truyền.
CME được tổ chức theo nhu cầu của các đơn vị chuyên môn, đã tuyển chọn được 8 học viên bao gồm: 3 học viên đến từ TĐHYKPNT, 2 học viên đến từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh và 3 học viên đến từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Hình 1: Khai giảng CME vào ngày 17 tháng 7 năm 2023 tại TTNCYS

Hình 2: Ban giảng huấn cùng học viên chụp hình kỷ niệm

Hình 3: Học viên thực hành với màng ối khô và tươi

Hình 4: Học viên thực hành xử lý xương ghép đồng loại

Hình 5: Học viên thực hành xử lý xương tự thân

Hình 6: Chủ nhiệm lớp học trao chứng chỉ cho học viên ngày tổng kết

Hình 7: Liên hoan ngày tổng kết lớp CME “Xử lý và bảo quản mô ghép”